Rạn da là những vệt dài lõm, sần sùi trên da. Bất cứ khi nào da bị căng đột ngột thì da đều có thể bị rạn, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Chúng có thể xảy ra trên nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm bụng, đùi, hông, ngực, cánh tay trên và lưng dưới.
Loại sẹo này xảy ra khi da không thể trở lại hình dạng bình thường sau một thời gian phát triển dữ dội, thường do mang thai, tăng cân, giảm cân hoặc dậy thì ..
Mục lục
Các Vùng hay bị rạn da là:
- Bụng
- Ngực
- Hông
- Mông
- Đùi
Rạn da không nguy hiểm về mặt thể chất nhưng có thể gây ra các vấn đề về thẩm mỹ, mất tự tin. Nhất là đối với các chị em phụ nữ luôn quan tâm đến sắc đẹp và vẻ bề ngoài của mình.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Tình trạng da mỏng, có màu hồng, cảm giác thấy da bị kích thích hay ngứa đều có thể bảo động tình trạng bạn sắp bị rạn da.
Da ban đầu sẽ nhăn nheo sau đó hình thành các vệt nhăn nheo, nổi lên có thể là màu hồng, nâu đỏ… Các vết mờ dần và chuyển sang màu trắng bạc theo thời gian
Nguyên nhân
Các nguyên nhân phổ biến của rạn da bao gồm:
- Mang thai: 50% Phụ nữ mang thai bị rạn da trong hoặc sau khi sinh. Khi mẹ bầu thai có một số hormone tăng đột ngột khiến các cấu trúc da bị thay đổi, kết hợp với việc tăng cân nên tình trạng rạn da xảy ra rất phổ biến.
- Tuổi dậy thì: Tăng trưởng nhanh có thể dẫn đến các vết rạn da như đùi, đầu gối… Đặc biệt nhiều bạn vết rạn còn xảy ra ở bắp đùi, bẹn…
- Tăng cân nhanh chóng: Tăng cân nhiều trong một thời gian ngắn có thể gây rạn da.
- Sử dụng corticosteroid: Sử dụng kem và kem dưỡng da corticosteroid kéo dài có thể làm giảm mức độ collagen trong da dẫn đến tình trạng da bị rạn.
Rạn da hình thành ở lớp hạ bì, hoặc lớp trung bì, khi các mô liên kết bị kéo căng vượt quá giới hạn đàn hồi của nó.
Khi cơ thể phát triển, các sợi kết nối trong lớp hạ bì từ từ căng ra để thích ứng với sự phát triển chậm lại. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến tình trạng da bị giãn ra đột ngột. Điều này làm cho lớp hạ bì bị rách, cho phép các lớp da sâu hơn lộ ra ngoài.
Các vết rạn da cuối cùng mờ dần thành màu bạc, trắntrắng nhạt hoặc bóng, do lớp mỡ nhợt nhạt bên dưới da trở nên rõ ràng thay vì các mạch máu như bình thường.
Nguy cơ hình thành nên sự rạn da
- Lịch sử gia đình
- Bệnh mãn tính
- Tăng cân quá nhiều và nhanh
- Phụ nữ có thai
Chẩn đoán
Rạn da được chẩn đoán dễ dàng dựa trên việc khám da và xem xét tiền sử bệnh của một người.
Bác sĩ thường sẽ hỏi các câu hỏi dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng, cũng như bất kỳ loại thuốc nào hiện đang được sử dụng hoặc tình trạng bệnh hiện có.
Rạn da không gây nguy hiểm, trong một số trường hợp hiếm thì rạn da là nguyên nhân về một vấn đề y tế tiềm ẩn cần được theo dõi hoặc điều trị.
Phòng ngừa
Rạn da không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Vì thế chị em phụ nữ nên thực hiện các bước sau để phòng ngừa tình trạng đó:
- Luyện tập, duy trì cân nặng có lợi cho sức khoẻ
- Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, giàu dinh dưỡng. Uống Vitamin và các loại khoáng chất, hoạt chất biệt là Kẽm để giúp cơ thể khoẻ mạnh, cân bằng nội tiết.
- Uống nhiều nước
- Duy trì cân nặng hợp lý trong thời gian mang thai
Điều trị Rạn da
Ngoài các phương pháp điều trị da thiên nhiên được các chị em ưu tiên sử dụng như dùng lòng trắng trứng, nha đam, dầu dừa thì các phương pháp điều trị da Công nghệ cao cũng được các chị em quan tâm như Laser Factional, Công nghệ khí xoáy Votex, Peel, PRP…
Tuy nhiên với các phương pháp trên đều có những ưu nhược điểm, vì vậy các chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị hiệu quả, an toàn nha các chị em!!!